Ba lần Bác đến thăm Đại học Bách khoa Hà Nội

Chủ nhật - 19/05/2024 08:53
Ba lần Bác đến thăm Đại học Bách khoa Hà Nội
Lần đầu tiên:
Mùng 1 tết mậu tuất, năm 1958, Bác đến thăm Trường mà không thông báo trước. Cán bộ và sinh viên nghỉ tết, Trường chỉ còn sinh viên miền Nam, một số sinh viên miền núi không có điều kiện về quê. Bác vào đầu tiên là chỗ ăn, ở của sinh viên. Khi thấy nồi niêu, bát đũa từ bữa liên hoan tất niên còn bừa bộn, Bác không vui. Bác vào bếp thấy sạch sẽ và các chị cấp dưỡng đang chuẩn bị chu đáo bữa ăn, Bác vui vẻ hơn. Thầy Hoàng Xuân Tuỳ cùng cán bộ, sinh viên tập trung tại nhà Bát giác. Sau khi chúc tết cán bộ và sinh viên Nhà trường như người cha, người ông chúc tết con cháu, Bác nhắc nhở: Tuy trường mới được thành lập nhưng cần phải ngăn nắp, gọn gàng. Bác yêu cầu Nhà trường 04 điều: Giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, Nhà trường phải gắn liền với Xã hội và học phải đi đôi với hành. Khi trò chuyện, Người cũng nói thêm như một sự trăn trở: Trình độ văn hoá của nhiều cán bộ của nước ta còn kém lắm. Cuối cùng quay sang thầy

Theo lời dạy của Bác, Nhà trường đã nhanh chóng triển khai các hoạt động gắn kết giảng dạy, học tập và lao động sản xuất. Sinh viên năm cuối xuống tận các nhà máy, xí nghiệp để thực hiện các đề tài, đồ án tốt nghiệp gắn với thực tiễn. Cán bộ và sinh viên trực tiếp lao động, sắp xếp ngăn nắp lại Trường: lấp nhánh sông tô lịch để làm sân vận động, nghiên cứu xây dựng các phòng thí nghiệm (sức bền vật liệu, động lực, thuỷ lực,…). Các thầy cô giáo vừa dạy vừa tự học tập nâng cao chuyên môn, kiến thức. Trường mở các lớp bổ túc văn hoá giành cho cán bộ công nhân viên cả nước. Bác căn dặn sinh viên miền Nam: Rèn luyện đạo đức tốt, học tập tốt để mai này có thể trở về đóng góp cho miền Nam. Bác nhắc nhở Ban GH (đ/c Hoàng Xuân Tuỳ): gì thì gì cũng phải lo cho anh em đúng tác phong quân đội, cán bộ sinh viên phải làm việc đúng tác phong quân đội.
13240684 1042847315797634 5192841476986429175 n
Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Hiệu trưởng Tạ Quang Bửu đón Hồ Chủ tịch và
Chủ tịch Hatsi Lzi , Anbani, thăm Đại học Bách Khoa
Lần 2: 17/6/1960 đi cùng chính phủ Anbani. Bác mừng vì mới 2 năm mà BK đã thay da đổi thịt, con em công nông vào học ngày càng nhiều, nhiều cán bộ trong quân đội, trong các xí nghiệp cũng đi học ĐHBK để nâng cao kiến thức. Nhưng Bác cũng nhắc vì sao BK lại ít nữ sinh thế. Bác dặn 2 điều:
  1. Học để phục vụ cách mạng và phục vụ nhân dân.
  2. Thầy trò phải thi đua dạy tốt, học tốt. Phát động phong trào “2 tốt”.
Trường phát động thi đua lao động xã hội chủ nghĩa, thành lập các tổ lao động xã hội chủ nghĩa (2 tổ đầu tiên của đại học: bộ môn Toán và bộ môn sức bền vật liệu). Tiền đề để đạt gianh hiệu anh Hùng trong kháng chiến chống Mỹ
1284681360000 01e49d7ee264f8bc2d40ec4e1caea46f jpg
Giảng đường Đại học Bách khoa trong những ngày sơ tán

Lần thứ 3:
11/3/1962, Ông Hoàng thân của Lào đi cùng thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sv hô vang: Bác hồ muôn năm. Bác vẫy tay để mọi người ngồi xuống mà không ai ngồi, Bác liền nói “Các cháu mà giảng dạy tốt, rèn luyện tốt, học tập tốt thì hẵng hô muôn năm” còn nếu “giảng dạy tồi, học tập kém” thì hô “Bác hồ muốn nằm, muốn nằm. Bác hỏi “các cô các chú giải thích chủ nghĩa xã hội là gì” . Cô Oanh trả lời “ cháu hiểu cnxh là không có người bóc lột người, có cơm ăn áo mặc, đuọc đi học hành, cuộc sống ấm no hạnh phúc”. Đ/c Phạm Văn Đồng cho 4/5. Bác nói: chú hơi khắt khe, công nhân thế là được 5/5 rồi. Giá trị độc lập tự do phải mang lại ấm no cho nhân dân, cnxh phải thiết thực với dân. Mong mỏi cuối cùng của bác “Toàn đảng, toàn dân đoàn kết xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh….”

Bác nhắc nhở: “Muốn xây dựng cnxh thì phải có con người xhcn. Con người xhcn là con người vừa hồng vừa chuyên và hồng là cơ bản”. BK có nhiều đóng góp cho công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước
Bác dặn: “Phải nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”. Phong trào 3 sẵn sàng, 2 tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây